Forex


Giới thiệu về Forex
Trước khi đi vào sâu hơn về các công cụ đánh giá thị trường, mình chân thành chia sẻ với bạn một số cảnh báo với mong muốn bạn nhìn rõ hơn về hoạt động giao dịch ngoại hối.

Tất cả người giao dịch, không trừ 1 ai, đều đã từng thua lỗ trong giao dịch. 90% người giao dịch thất bại trong những lần chơi đầu tiên, phần lớn do thiếu kế hoạch và kinh nghiệm, thiếu khả năng quản lý tiền và kiểm soát rủi ro. 

Thị trường giao dịch ngoại hối là thị trường phổ biến nhất đối với các chuyên gia, do qui mô khổng lồ, và do biến động mạnh mẽ của các khuynh hướng thị trường. Nhiều người chơi không thành công thường cho rằng mình thiếu may mắn, nhưng thật sự do họ thiếu tính kỉ luật để tuân thủ những nguyên tắc cần thiết trong giao dịch. Hầu hết mọi người đều không thể giữ cho mình những qui định ngặt nghèo về giảm cân hay đến tập thể hình mỗi ngày. Nếu bạn cũng giống như họ, bạn có nghĩ bạn sẽ thành công với thị trường này?
Giao dịch ngoại hối không phải là trò chơi của những tay nghiệp dư và cũng không phải là con đường dễ dàng để thành công. Bạn không thể tạo được lợi nhuận khổng lồ nếu không chấp nhận khả năng rủi ro tương tự. Một chiến lược chơi tốt là lường trước được rủi ro và nâng cao hiệu suất thành công mỗi giao dịch. Một người giao dịch thành công phải có chiến lược chơi – trừ khi bạn muốn trở thành 1 người “cờ bạc” để giàu có !


Và khi bạn tham gia forex bạn phải chấp nhận rủi ro
Nếu bạn có thể chấp nhận rủi ro thì bạn có thể tiếp tục tham gia đợt đào tạo 1 này cùng mình
Nếu như bạn cảm thấy ko thể chấp nhận rủi ro thì bạn ko nên tham gia và đối với những người yếu tim!!


Phần 1
Forex là 1 hoạt động trao đổi tiên tệ, trao đổi qua lại giữa các loại tiền tệ

Nhắc đến cái này sẽ có rất nhiều người thắc mắc là chơi như thế nào, chơi ra sao, luật chơi, sổ tiền là bao nhiêu có thể chới đươc ..... . Sau đây mình sẽ giới thiệu sơ lược và tóm gọn nhất về cách chơi forex. Chúng ta hay nghe người khác nói đến Forex như là 1 sân chơi đúng không?  Chính xác nó là 1 sân chơi...nhưng đây lại là 1 sân chơi cực lớn.Ví dụ như Marketiva là một sân chơi tập trung hàng trăm, hàng ngàn công ty với quy mô lớn nhỏ khác nhau, với tổng nguồn vốn trao đổi ( trade ) hơn 1400 tỉ USD .Thử hỏi nếu bạn có trong tay 1 khoản tiền như vậy bạn sẽ làm gì ??? Sau đây mình sẽ giới thiệu sơ qua 1 cách đầy đủ nhất có thể về cái gọi là " Sân chơi Forex"

Trước tiên bạn cần hiểu rõ cách đặt lệnh như thế nào ? tác dụng của nó ra sao ? và tác động của nó như thế nào đối với tình hình biến động ? Nhiều quá phải ko?
Để hiểu " Spread ", chúng ta cần biết đến hai khái niệm trong kỹ thuật đấu giá nữa là " Bid " và " Offer "
* Bid : là đặt giá (khởi đầu kêu giá xuống)
* Offer : là trả ( và với Forex được hĩu là trả thêm ) giá (khởi đầu kêu giá lên)
Ví dụ khi ta thấy tỉ giá của EUR / USD = 1,2547 Và Bid của nó là 1,2544, Offer là 1,2547
Và Spread = Offer - Bid , trường hợp nay` la` 1,2547 - 1,2544 = 0,0003, tức là 2 cái giá này đã hơn kém nhau 3 đơn vị và 1 Spread ở đây là 3.
Ví dụ khi bạn đã nắm được tình hình giá cả của một loại tiền tệ nào đó và bạn biết chắc rằng nó sẽ lên hay xuống khi đó bạn sẽ đặt lệnh mua và có hai lệnh mua đó là " buy long " (" mua lên ") và buy short ("mua xuống)! Vậy đặt lệnh mua sao đây ? vì bạn sẽ không thấy cái nào là "long" hay "short" ở khung đặt lệnh đâu, ..

Đầu tiên bạn sẽ chọn một loại tiền tệ nào đó, ví dụ USD/JPY hén ! Click chuột vào dòng chữ "USD/JPY" sẽ hiện ra một cái khung đặt lệnh :

" Instrument " : bạn sẽ chọn loại tiền tệ mà mình đã dự định trước, và mặc định ở đây là khi bạn click chuột lên loại tiền tệ nào thì loại đó sẽ hiện lên trong khung này !

" Price " : là ô đặt giá bạn muốn mua hay bán tại giá bạn chọn, và menu này chỉ có hiệu lưc khi bạn chọn " Price Type " là " Stop " hay " Limit ", Có nghĩa là khi nào đúng giá bạn chọn nó sẽ auto mua hay bán cho bạn.

" Quantity " : là số lượng "cổ phần" mà bạn sẽ mua, ở Marketiva tính theo tỉ lệ 1 : 100, co' nghĩa là 1$ bạn sẽ mua được 100quan.

" Exit Stop-Loss " : là giới hạn tiền lỗ, ví dụ khi bạn có 30$, mà bạn đã mua hết 20$ là 2000quan mua lên chẳng hạn , bạn sẽ còn 10$ trong account của bạn để bù lỗ khi giá xuống, nghĩa là bạn không muốn mình lỗ quá 5$, khi đó bạn sẽ tính toán và biết đến điểm nào thì vượt quá 5$, hãy đặt cái điểm đó vào đây và khi đến đó nó sẽ tự đóng lệnh ( " Close " ) của bạn lại và tài khoản của bạn còn 25$, nếu bạn ko làm vậy, khi giá hạ mạnh có thể bạn sẽ lỗ nhiều hơn nữa.......lúc đó sẽ chẳng còn nổi 25$ đâu... đây chỉ là ví dụ thui bạn ơi, chứ thực tế sẽ mất nhiều hơn nữa ......

" Exit Target " : là giới hạn tiền lời đó ( hic... " lời " mà cũng có giới hạn nữa sao ? Còn bạn , bạn nghĩ sao ? ) Và cách tính toán cũng như mức độ chính xác đặt lệnh "Close" giống như? Exit Stop-Loss chỉ xảy ra khi " Price Type " là " Stop " thui , còn nếu không bạn phải tự đặt lệnh " Close " đấy, bạn mà không tự ra lệnh thì đừng có " tiếc"! Không kịp đâu !

" Desk " :là lọai tiền bạn sẽ dùng để đầu tư, và Marketiva rất hào phóng nó sẽ tặng cho bạn 10000 USD " ảo " khi bạn bắt đầu tập chơi, và đúng như tên gọi của nó " virtual " có nghĩa là nó sẽ chẳng làm được gì hết, chỉ dùng đề luyện tập cách chơi thui ! Cũng chẳng thể lấy xài được....hic.... nhưng nếu là " Live " thì khác bạn nhé, vì đó hoàn toàn là tiền thật, thao tác 10000 USD vitual có lẽ bạn sẽ rất nhuyễn, nhưng nếu là 10000 live thì chắc chắn bạn sẽ " run " tay đó

" Buy / Sell " : Nếu như bạn chon Buy có nghĩa là bạn mua giá lên đấy ( Buy long ), hết lo lắng ! Còn sell là buy short đó...

" Price Type " : Mức độ chính xác khi ra lệnh, và theo mình " Stop " là chính xác nhất !

" Duration Type " : " giả bộ " bạn là "super Forex " đi, bạn biết trước, ko phải là đoán , hôm đó nó sẽ dừng ở mức nào và chắc chắn khi đó bạn sẽ hốt bạc ! Bạn cứ ra lệnh cho nó " Good till end date " ! Con nếu ko muốn vậy thì có thể chọn " Good till cancelled ", nghỉa là nó chỉ thực hiện lệnh "Close" khi bạn ra lệnh "Close " thui ! Hoặc có thể chọn " Immediate or cancelled " khi nó khớp với giới hạn bạn đã chọn ở Stop-loss và Exit-target.... túm lại có rất nhiều cách...

" Quantity Type " : là kiểu quantity, ví dụ khi bạn muốn mua 10000quan ở mức 1,2547 chẳng hạn, thì khi có thằng nào đó bán đúng giá và đúng số lượng như bạn muốn thì bạn mới có thể mua được, nhưng ở một sân chơi lớn tầm cỡ như Marketiva thì khác biệt giữa " Full " ( mua một lần ) và " Part " ( gom tập trung ) không nhiều lắm !

Cái basic thì là vậy đó, bay giờ mình sẽ nói sơ qua cái tác động của nó !
Đầu tiên bạn cần phải biết " phiên làm việc " là gi ? Mỗi lần bạn đặt lệnh "Open và cho đến luc Close" thì được xem là " một phiên làm việc " ! Tại sao lại dùng động từ " tác động " ? Một " phiên làm việc " thường bắt đầu bằng lệnh " buy " hay " sell " và khi kết thúc sẽ là lệnh ngược lại ! Bạn hiểu rồi chứ ! " Buy-Sell " hay "Sell-Buy" cũng được xem là một " phiên làm việc "

Vâng, ở đây mình nói đến khái niệm " Trade " : là " trao đổi ", đúng như tên gọi của nó, cho nên thị trường Forex có biến đổi như thế nào là do Trader điều khiển, và tỉ giá chỉ là một phần nhỏ của cuộc chơi mà thôi....

Chú ý, với người mới tham gia thì nên Tập trung vào 1 loại cặp tiền tệ chính

Sẽ phức tạp nếu nghiên cứu quá nhiều cặp tiền tệ khi bạn mới bắt đầu chơi. Hãy chọn loại cặp tiền tệ nào có điểm spread ít nhất và độ dao động cao ( như EUR/USD hay USD/JPY) để tập trung giao dịch trong thời gian đầu.


Phần 2
  Trước nhất chúng ta cần phải hiểu chúng ta là ai ở sân chơi Forex, lấy vì dụ khi bạn thấy tỉ giá sau :
* EUR / USD = 1,4547 điều này có nghĩa là gì ? và con số này do đâu mà có ?

Câu trả lời là tỉ giá chênh lệch giữa 2 loại tiền tệ : đồng Euro và USD là 1,4547 (có nghĩa 1 đồng Euro có thể mua được 1,4547 đồng USD ! OK ! ) Và con số này là do giá trị của từng loại tiền tệ ở từng thời điểm khác nhau mà một quốc gia hay một khối liên minh nào đó như EU chẳng hạn phát triển như thế nào so với các quốc gia khác sẽ tạo ra tỉ giá đó ( và ở đây tui ko đi chuyên sâu vào lĩnh vưc tiền tệ và nếu như các bạn thật sự muốn biết tui có thể trả lời cho bạn )

* Lấy ví dụ ở trên : EUR / USD = 1,4547 cái tỉ giá này có thể tăng mà cũng có thể giảm ở nhiều trường hợp :

Khi Euro hạ xuống mà USD ko đổi tỉ giá này sẽ giảm xuống và khi Euro tăng mà USD ko đổi thì tỉ giá này tăng lên
Khi USD hạ xuống mà EUR ko đổi tỉ giá này sẽ tăng lên và khi USD tăng mà EUR ko đổi thì tỉ giá này tăng lên
Nhưng thưc tế cũng có thể cả hai cùng tăng hoặc cùng giảm và một trường hợp khác là một cái tăng một cái giảm
Và tùy trường hợp mà nó sẽ tăng giảm với mức độ dao động như thế nào !

Và cái tỉ số này sẽ tăng hay giảm là do mức độ đầu tư của tất cả mọi người trên thế giới vào một loại tiền tệ nào đó và được các hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới tính toán chi tiết một cách liên tục. Ví dụ khi đồng USD hạ giá và người ta biết rằng nó sẽ tăng trở lại do theo dõi tin tức tức và tình hình biến động của thế giới, zậy còn chờ gì nữa mà mà ko mua USD để trữ khi giá thấp và chờ khi giá tăng lên bán ra họ sẽ có lời, đúng không ?

Nhưng họ là ai, họ là người đã tạo ra con số tỉ giá đó đó thưa các bạn, và tùy sở thích của bạn mà bạn sẽ chọn cho mình là ai !

Hay nói cách khác một kinh nghiệm nhỏ của mình thế này trong thực tế
Trong 2 tuần của cuối tháng 6 và tháng 7 qua mình nhận thấy giá EU đi từ 1.41 đến 1.46
Nên nếu gặp may khi về đoạn 1.41xxx thì mình sẽ chọn lệnh buy , gặp 1.46xx hoặc 1.45xxx thì mình dùng sell
Thường khi ko có biến động bao nhiêu thì trường hợp tăng giảm này rất phù hợp cho những ai chơi lệnh lâu dài ( ở đây là 1 tuần hoặc 1 tháng .v.v.)
Khi giá 1 loại tiền đang liên tục tăng hoặc liên tục giảm mạnh , bạn ko phải xác định rõ nó có tăng nữa hay ko , có giảm nữa hay ko tùy vào thông tin các nhà đầu tư ở các nước Mỹ ,châu âu .v.v.
Không nên chon buy khi giá đang tăng hoặc ko nên chọn sell khi giá đang giảm. Phải nhìn rõ vấn đề trước rồi ra lệnh.


Phần 3
 
Phương pháp chơi:
Đầu tư dài hạn dựa trên phân tích cơ bản: đánh giá giá trị của đồng tiền dựa trên những phân tích về nền kinh tế quốc gia, từ đó quyết định nên mua hay bán và giữ tương đối lâu dài (đồ thị Daily hoặc Weekly).
-News: chơi theo tin, tham khảo www.forexfactory.com để biết về các loại news, lịch công bố, tác động của nó đối với biến động giá v.v. Chơi theo tin đại để có 2 cách: hiểu rõ về tác động của tin đó và vào lệnh cực nhanh ngay khi công bố news, hoặc đặt lệnh stop orders ở hai đầu (straddle).
-Sideways: cách chơi đại khái là khi thị trường biến động không rõ xu hướng (ít xảy ra với forex) thì đặt lệnh ngẫu nhiên ở một mức nào đó theo bất kể chiều nào (buy/ sell), đặt stop loss rất rộng thậm chí không có stop loss, và take profit ngay khi có profit nhỏ, (có nhiều người đặt stop loss 1000 điểm và take profit 50 điểm!). Cách này kiếm lời dựa vào tin tưởng rằng xác suất giá đụng vào take profit lớn hơn rất nhiều so với xác suất đụng stop loss do khoảng cách đến stop loss và đến take profit khác nhau như vậy (tỉ lệ reward:risk cực nhỏ).
-Daily volatility: quan sát forex sẽ thấy thông thường biến động một ngày không quá bao nhiêu điểm, ví dụ có thời kỳ không quá 200 điểm, hiện nay biến động một ngày có thể lên tới 400 điểm. Thông thường sau khi kết thúc phiên London (11h đêm ở VN) thì ít khi biến động tăng thêm, bởi vậy nếu tính từ giá open, giá hiện tại đang tạo ra một khoảng trên xxx điểm (vd 300 điểm) thì có thể tính chuyện trade theo chiều ngược lại.
-Daily breakout: nếu giá vượt qua mức high/ low của ngày hôm trước thì nhiều khả năng sẽ vượt qua ít nhất là xxx điểm (ví dụ ít nhất 30 points), vì thế đặt stop orders sẵn ở hai đầu, stop loss tương đối rộng. Chỉ sử dụng daily chart.
-Swaps: nếu có lệnh qua đêm thì sẽ được tính swap, đại khái nếu mua EURUSD nghĩa là mua EUR bán USD, thì sẽ được hưởng phần lãi tương ứng với giá trị EUR trừ đi phần lãi tương ứng với giá trị USD. Do các đồng tiền được định lãi suất (yield) khác nhau nên kết hợp thế nào đó để dù biến động ra sao chung cuộc cũng luôn được swap có lợi (sau khi đã trừ đi những thiệt hại do biến động giá).
-Averaging down: giống như các quỹ đầu tư lớn trên thị trường stocks, khi dự báo giá đến đấy thì sell, nếu xuống nữa thì sell tiếp, xuống nữa lại sell tiếp, cứ như vậy thành hình tháp, đến đáy thực sự lượng sell đã khá lớn, khi giá quay lên là pằng pằng pằng pằng… cứ thế thu lời.


Phần 4
 
Phân tích thị trường :
Mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách nhìn xu thế tăng giảm ở Forex ( ko phải ở thị trường nhưng phần nào mình cũng có thể biết được biến động đang xảy ra ở thị trường thật và Forex chỉ là một thị trường ảo ! Vậy theo bạn câu nói " hãy quên hết đi ! " lúc nãy của mình là như thế nào ? Tất cả là ở bạn đó ! Ví dụ : Khi ta nhìn thấy số lượng người mua bán USD / JPY giảm và GBP / USD tăng thì rất (vâng là "rất") có thể USD đang giảm giá, và càng liên tục nhưng trạng thái màu sắc của EUR/USD vẫn chưa chuyển đổi thì tại sao ko chớp cơ hội mà mà mua EUR / USD lên giá chứ...đúng nè Nhưng kỹ thuật và kinh nghiệm là do chúng ta tích lũy thôi !!!

Tiếp theo tôi muốn nói đến khái niệm niệm "kiểm soát thị trường". Tui sẽ đưa ra 2 trường hợp để bạn hình dung :

Trường hợp 1 : 300 người bán , 100 người mua
Trường hợp 2 : 100 người bán , 300 người mua

Ở trường hợp 1, bạn hình dung nhé, một đám vịt la ó "Tôi bán, Tôi bán nè", khe khẽ bạn lại nghe "Giá thấp hơn chút đi, tui mua". Lúc này người bán đang giành giật người mua ?_?

Còn trường hơp 2, có nhìu thằng cười nữa miệng (Cái dạng mà chỉ nhếch mép và hé 1 cái răng đó) nghĩ thầm : "ka ka, thằng nào trả cao hơn ta sẽ bán cho nó !".

Đây chính là khái niệm "kiểm soát thị trường", bạn dễ dàng nhận ra điều gì đang diễn ra bằng Candlestick chart khung thời gian 5 minutes.

Vậy tóm lại, điều này giúp ích gì cho mình ? Bên "kiểm soát thị trường" có ảnh hưởng rất lớn đến giá hiện tại . Tiếp tục nhé ....

Thật ra có nhiều cách để chơi Forex, 2 dạng chính là ngắn hạn và dài hạn và dạng thứ ba là biến hoá !

Đối với dạng DÀI HẠN : mỗi ngày chúng ta có thể chơi 2 hay 3 lần trên 1 cặp tiền tệ !
Đối với dạng NGẮN HẠN : vô tư, thua hết tiền thì thôi

Vậy bạn sẽ chọn dạng nào ? Những Profesional Trader luôn trả lời là " cả hai !

 Vậy khi nào thì chơi dài hạn và khi nào chơi ngắn hạn ? Có một cái gọi là Monthly Economic Calendar trả lời cho bạn điều đó ! Nó bao gồm tất cả ngày giờ, sự kiện liên quan đến Forex, và khi đó là những lúc biến động mạnh nhất, và tuỳ thuộc vào từng loại sự kiện mà mức dao động mạnh đến đâu !
Một Trader chơi dài hạn bình thường mỗi ngày có thể kiếm từ 60 - 90 pips/ 1 lot
Một Trader chơi ngắn hạn bình thường môi ngày có thể kiếm từ 90 - 150 pip/ 1 lot


Theo mình thì
Có nhìu người bảo "chơi ngắn hạn ko thèm chơi, vì mỗi lần ăn khoảng 15, 20 pips chán chết, ăn một lần 100 pip trở lên cho đã". Mình sẽ phân tích cho bạn thấy nhé ...

Bạn sẽ bỏ ra cả ngày để ngóng đợi 100 pips hay 2 đến 3 giờ để kiếm 50 pips ???? ( tuỳ bạn chọn àh ). Mình sẽ đưa ra cho bạn 1 từ tiếng Anh hết sức là dễ thương gồm có 6 chữ cái tạo thành để bạn suy nghĩ tại sao lại gọi như vậy : " Trader " ! Gợi ý nhé ... " Trade " là gì ?

Trader chơi dài hạn : 60-90 pips 1 lần ( mỗi ngày 2 đến 3 lần, thậm chí không có lần nào @@ )
Trader chơi ngắn hạn : 15 + 20 + 15 + 20 + 30 + 10 + 20 + 10 + 10 = 150 pips

Mà như chúng ta biết, chỉ có những đợt biến động lớn mới thích hợp chơi dài hạn !

----> Trader Pro : 15 + 20 + 15 + 60 + 20 + 30 + 10 + 20 + 10 + 10 + 90 = 300 pips

Khi chúng ta bít được người bên nào kiểm soát thị trường sẽ cho ta một cảm giác, OK
Nghía cái calendar, nhìn vào những news liên quan, các mức Forecast sẽ cho ta Fundamental Analysis, OK
Dùng cái Tool để phân tích các mức Fibonacci, xem biến đổi dựa vào các Indicator sẽ cho ta Technical Analysis, OK

Đã có tất cả trong tay, thì 95% tự tin cũng thừa sức đánh bại 5% may mắn !


Phần 5

Cách chơi
Có rất nhìu cách chơi, nhìu người sợ thua tiền, sẽ mua 1/6 hay 1/7 của tổng số tiền trong tài khoản và ko đặt Stop loss kéo dài ngày này qua ngày khác (một cách chơi ngu xuẩn)--- > Cách này chơi với Dài hạn. Vì như bạn thấy nếu mua SHORT EUR/USD trong tháng vưà rồi từ 1.2100 thì đến 1.2950 bạn sẽ tức .
Cách thứ hai là chơi dài hạn như cách trên nhưng đặt Stop loss vượt qua mức Fibonacci cuối cùng. Cách này là cách ổn định nhất nhưng ko có nghĩa là kiếm được nhìu tiền nhất và ko bảo đảm rằng nó sẽ thắng !

Cách thứ ba là chơi ngắn hạn ổn định dành cho người có mức vốn khá, nhìu người chơi theo cách này ! Vì thu nhập, tổng kết luôn được tính từng ngày nên cảm giác cũng thích thú hơn

Cách thứ tư là chơi ngắn hạn mạo hiểm thu nhập cao, thua ít, và cách này chỉ có 2 dạng người chơi,
- Thứ nhất là người ko hỉu gì cả nhưng lại thích tiền, nên chơi cũng giống như đánh bạc.
- Thứ hai là Professional Trader, với 1 Pro Trader đây ko phải là một canh bạc mà là một sự tính toán hợp lí có vận dụng trí tuệ !
Vậy bạn sẽ chọn mình là ai ????

Mình sẽ giới thiệu với bạn một trong những quy tắc cơ bản nhất để bạn có thể vận dụng hơp lí khi chơi cách thứ tư, đó là quy tắc " 3 sóng ", ở khung thời gian 5 phút, trong vòng 40 phút sẽ có 3 đợt sóng, ko bít có ai để ý ko ? Cứ sau 2 con sóng nhỏ sẽ có 1 con sóng lớn, bạn đi tắm biển bạn cũng thấy mà ^^ ! Và dựa vào sức ép của bên "kiểm soát thị trường" + Fundamental Analysis + Technical Analysis bạn sẽ có quyết định đúng đắn ! Và muốn tắm con sóng nào là do bạn chọn nhé ! hê hê :m131:

Điều cuối cùng tôi muốn nói là gì  !
Muốn chơi Forex, có những cấm kỵ sau :
- Tham là một, ko bít dừng đúng lúc, muốn bít khi nào dừng thì hợp lí thì còn phải xem bản lĩnh phân tích của bạn.
- Thứ hai là tiếc rẻ ! Vì chơi chụp giật mà cứ tiếc rẻ mãi trong đầu sẽ ko tìm ra được con đường mới.
- Thứ ba là phải luôn giữ vững lập trường, dám làm dám chịu ! Đừng có giống như đối xử với con gái là được ?

Một số sàn giao dịch Forex uy tín Fxpro, Hotforex.